Cổ đại Lịch_sử_quan_hệ_hai_bờ_eo_biển_Đài_Loan

Thời kỳ Tam Quốc

Sách sử "Tam quốc chí-Ngô chí" có viết rằng vào tháng 1 năm Hoàng Long thứ hai (230), nước Ngô từng phái Tướng quân Vệ Ôn, Gia Cát Trực đem vạn tướng sĩ xuất phát từ Chương An thuộc quận Lâm Hải[10], vượt biển tìm kiếm Di Châu, có vài nghìn người đổ bộ lên Di Châu rồi trở về[11]. Ngoài ra, Thái thú Đan Dương của nước Ngô là Thẩm Oánh viết trong "Lâm Hải thuỷ thổ chí" rằng Di Châu nằm cách quận Lâm Hải hai nghìn dặm về phía đông nam, "đất đai không có sương giá và tuyết, cây cỏ không chết; bốn mặt là núi, đám rợ núi sống ở đó". Có học giả nhận định Di Châu (夷洲 hoặc 夷州) chính là chỉ Đài Loan[12][13][14], song vẫn tồn tại tranh luận[15][16].

Thời kỳ Tuỳ-Đường

"Tuỳ thư - Lưu cầu truyện" viết rằng Lưu Cầu quốc nằm trên hải đảo, về phía đông của quận Kiến An[chú thích 1], đi thuyền 5 ngày là có thể đến [18]. Trong đó còn ghi về việc Tuỳ Dạng Đế phái quân tiến đánh Lưu Cầu, tổng cộng có ba lần. Lần thứ nhất là vào năm 607, do bất đồng ngôn ngữ, do vậy chỉ "bắt một người rồi về". Năm sau, Chu Khoan lần thứ hai tiến đánh, song cũng chỉ "lấy giáp vải của chúng rồi về". Lần thứ ba là vào năm 610, do Trần Lăng và Trương Trấn Châu lĩnh quân, "bắt vài nghìn nam nữ của chúng" rồi về[19]. Có học giả nhận định Lưu Cầu Quốc ghi trong "Tuỳ thư" chính là Đài Loan hiện nay, song có học giả nhận định Lưu Cầu Quốc là chỉ quần đảo Lưu Cầu[20].

Thời kỳ Khai Nguyên (713-741) của nhà Đường, có người là Lâm Loan từ Đông Thạch, Tuyền Châu, Phúc Kiến đến Đài Loan định cư, là người họ Lâm đầu tiên đến Đài Loan[21]. Đến thời Đường Hiến Tông (805-820), có tiến sĩ người Chiết Giang là Thi Kiên Ngô đưa gia tộc di cư đến Bành Hồ[22][chú thích 2]. Lâm Kỳ Tuyền từ Đại học Hạ Môn nhận định trước thời Đường, không có nhiều người Hán tại Trung Quốc đại lục sang Đài Loan, họ đến khu vực Đài Loan để tham gia sản xuất nông nghiệp hoặc cùng dân tộc bản địa tiến hành giao dịch, chủ yếu có tính chất thời vụ, mùa xuân đến và mùa thu thì trở về[23].

Thời kỳ Tống-Nguyên

Năm Càn Đạo thứ 7 (1171) thời Nam Tống, Uông Đại Du nhậm chức tri châu của Tuyền châu, địa bàn quản lý có "hải đảo gọi là Bành Hồ"[24], có không ít người Hàn cư trú[25], thường bị người mọi rợ lên bờ cướp của, giết người. Nhằm đề phòng quấy nhiễu, vào lúc bắt đầu mùa gió nam mỗi năm, Uông Đại Du lại phái binh đến phòng thủ, hao phí tiền của song vẫn không hiệu quả[26]. Do vậy, ông cho xây dựng 200 gian nhà, cử tướng sĩ đồn trú phòng thủ[27]. Sử sách ghi tại rất ít về mậu dịch hai bờ vào thời ký Tống-Nguyên[28], do khai quật được lượng lớn đồ gốm sứ thời Tống-Nguyên nên có thể thấy Bành Hồ là một trạm dừng chân quan trọng của ngoại thương Trung Quốc đại lục vào đương thời[29]. Theo ghi chép, vào thời kỳ Tống-Nguyên, sắt là mặt hàng có giá cao tại Đài Loan, thổ dân Đài Loan thường phải chờ thương thuyền từ Trung Quốc đại lục cập bờ để đổi thực phẩm lấy sắt[30]. Chu Cảnh Anh thời Thanh viết trong "Hải Đông trát ký" rằng từng phát hiện được nhiều tiền thời Tống tại cảng Gia Nghĩa.

Năm Chí Nguyên thứ 18 (1281) thời Hốt Tất Liệt, quân Nguyên tiến công Nhật Bản song gặp phải bão, phần lớn thuyền bị chìm, những chiếc còn lại trôi đến bờ tây của Đài Loan và Bành Hồ[22], nhà Nguyên bèn đặt Bành Hồ trại tuần kiểm ty, lệ thuộc vào lộ Tuyền Châu của Phúc Kiến[31], tiếp giáp với Lưu Cầu (Đài Loan)[32]. Năm 1292, Hốt Tất Liệt sai sứ giả đến phủ dụ Lưu Cầu, song do ngôn ngữ bất đồng nên không thành công mà quay về. Năm Nguyên Trinh thứ ba (1297), bình chương chính sự của tỉnh Phúc Kiến là Cao Hưng sai Trương Hạo, Trương Tiến đến Lưu Cầu Quốc, bắt sống hơn 130 người rồi về[32]. Tháng 1 năm sau, cho người Lưu Cầu bị bắt trở về, yêu cầu họ quy thuận nhà Nguyễn, về sau không rõ kết cục[33]. Năm Chí Thuận thứ 1 (1330) và năm Nguyên Thống thứ 5 (1337), Uông Đại Uyên hai lần đi thuyền từ Tuyền Châu đến các nước mua bán, trong "Đảo Di chí lược" ông viết rằng Bành Hồ thuộc huyện Tấn Giang của Tuyền Châu, còn Lưu Cầu là một trong các nước hải ngoại[2].

Đầu thời Minh

Bia kỷ niệm Nhan Tư Tề đổ bộ khai khẩn Đài Loan tại Bắc Cảng

Năm 1384, nhà Minh loại bỏ Bành Hồ tuần kiểm ty, đến năm 1563 thì đặt lại Bành Hồ tuần kiểm ti và phái binh đồn trú. "Đông Phiên kí" viết rằng vào đầu những năm Vĩnh Lạc, khi Trịnh Hà hạ Tây Dương từng có đến Đài Loan, đương thời tộc rợ phía đông (thổ dân Đài Loan) trốn tránh không muốn tuân theo ước định, do đó Trịnh Hoà cấp cho mỗi nhà một cái chuông đồng nhỏ để họ đeo lên cổ. Chuông đồng được họ cho là bảo vật[34]. Những năm Tuyên Đức (1426-1435), đội thuyền của Trịnh Hoà từng đến Đại Tỉnh Đầu múc nước (nay thuộc Đài Nam)[35], còn từng bỏ thuốc vào nước đưa cho thổ dân địa phương chữa bệnh [36]. Năm Gia Tĩnh thứ 42 (1563), hải tặc người Tuyền Châu là Lâm Đạo Can tụ tập chống nhà Minh, bị đô đốc nhà Minh là Du Đại Du truy diệt, do vậy bèn qua Bành Hồ chạy đến Kê Lung, Đài Loan định cư[37]. Ông đem vài trăm tuỳ tùng tiến hành nô dịch thổ dân Đài Loan, thổ dân Đài Loan do vậy rất phẫn nộ và lên kế hoạch giết Lâm Đạo Can, tuy nhiên tin tức bị lộ nên họ bị Lâm Đạo Can tập kích ban đêm sát hại[22]. Sau thời Lâm Đạo Can, hải tặc người Triều Châu là Lâm Phụng vào năm Vạn Lịch thứ 2 (1574) bị tổng binh Hồ Thủ Nhân của nhà Minh truy kích, bèn trốn đến Bành Hồ, sau đó lại đến Võng Cảng của Đài Loan] (cửa sông Bát Chưởng) lập căn cứ địa[38]. Hồ Thủ Nhân yêu cầu thổ dân giáp công, đám Lâm Phụng tan tác[39].

Tướng lĩnh Thẩm Hữu Dung phụ trách phòng thủ biển của nhà Minh có viết trong "Mân Hải tặng ngôn" rằng ông ta từng "ba lần đến Đông Phiên, diệt Oa đuổi Hà"[40]. Tháng 7 năm Vạn Lịch thứ 30 (1602), sau khi Oa khấu di chuyển cướp đoạt tại các vùng duyên hải Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, họ trốn đến Đông Phiên và lấy nơi này làm sào huyệt[41]. Tướng trấn thủ Tuyền Châu là Thẩm Hữu Dung một mặt cử người đi trinh sát tình hình đối phương, tìm hiểu về khí hậu, hướng gió, hải lưu, một mặt thì cho đóng thuyền, luyện binh, trữ lương. Mùa đông cùng năm, tuần phủ của Phúc Kiến là Chu Vận Xương bí mật ra lệnh "tiễu Đông Phiên Oa", Thẩm Hữu Dung đưa 24 quân hạm vượt biển đến Đài Loan, đại phá Oa khấu. Quân Minh đốt chìm 6 thuyền của Oa khấu, giết 15 người, lấy lại được hơn 370 nam nữ bị bắt. Thẩm Hữu Dung đóng tại Đài Loan hơn 20 ngày, người tuỳ tùng là Trần Đệ đã căn cứ vào phong tục của thổ dân Đài Loan đương thời để viết thành "Đông Phiên kí".[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_quan_hệ_hai_bờ_eo_biển_Đài_Loan http://orientaldaily.on.cc/cnt/china_world/2015011... http://www.readbooks.cc/book/11/detail_769730.htm http://www.arats.com.cn/lhstgh/gaikuang/200806/t20... http://www.coscogz.com.cn/gzyyxcw/ztzx_show.asp?Ti... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64165/79703/7979... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64170/4467358.ht... http://dangshi.people.com.cn/BIG5/n/2012/0913/c850... http://fj.people.com.cn/BIG5/n2/2016/0321/c234949-... http://theory.people.com.cn/GB/40538/3455700.html http://news.sina.com.cn/c/2004-02-23/09372935106.s...